Trang chủ > Tin tức > Dấu hiệu nhận biết và điều trị bệnh Parvo ở chó

Dấu hiệu nhận biết và điều trị bệnh Parvo ở chó

21 Tháng tư, 2020

Bệnh Parvo (CPV) ở chó là một bệnh vô cùng nguy hiểm có thể khiến chó tử vong. Bệnh do virut gây nên và rất khó điều trị nếu như chó mắc phải.

Vì vậy, thú y Thi Thi Pet xin chia sẻ dấu hiệu nhận biết và điều trị bệnh Parvo ở chó trong bài viết dưới đây nhé!

  1.   Dấu hiệu nhận biết

Có 2 hình thức nhận biết chó của bạn đã mắc phải virus Parvo như sau:

  • Ở dạng thông thường: xảy ra ở đường ruột, khiến chó bị nôn mửa, tiêu chảy, sụt cân và chán ăn.
  • Ở dạng ít phổ biến hơn: virut sẽ tác động đến tin, tấn công cơ tim của chó con và thường dẫn đến tử vong.

Phần lớn bệnh thường xảy ra ở chó con từ 6 tuần tuổi đến 6 tháng tuổi. Tỷ lệ nhiễm Parvo có thể giảm mạnh nếu tiêm vacxin từ sớm ở chó con.  

Nếu chó mắc phải bệnh này ở đường ruột sẽ khiến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của trở nên yếu đi, cơ thể mất nước nhanh chóng và yếu dần. Các mô tế bào ở miệng và mắt sẽ đổi sang màu đỏ sậm và tim sẽ đập nhanh hơn bình thường. Nếu thử kiểm tra vùng bụng ở chó, bạn sẽ thấy chúng có phản ứng đau đớn hoặc khó chịu. Điều đáng lưu ý là chó nhiễm CPV sẽ có thân nhiệt thấp và không sốt.

  1.   Cách chẩn đoán bệnh

Bệnh Parvo ở chó được chẩn đoán bằng các xét nghiệm sinh hoá, phân tích nước tiểu hay chụp X-quang bụng và siêu ấm. Đối với xét nghiệm máu, nếu mức bạch cầu thấp, đó là dấu hiệu của nhiễm trùng huyết, nhất là trường hợp đi phân có máu. Ở xét nghiệm nước tiểu và phân tích sinh hóa, các enzyme gan tăng cao, giảm bạch cầu lympho và mất cân bằng điện giải. Nếu nhìn hình ảnh chụp X-quang bụng  của chó bị nhiễm Parvo, bạn có thể nhìn thấy sự tắc nghẽn đường ruột, siêu âm bụng sẽ thấy các hạch lympho ở khắp cơ thể và đoạn ruột chứa chất lỏng.

Tuy nhiên, nếu nghi ngờ chó mình mắc bệnh, bạn cùng cần phải xem lại lịch sử sức khoẻ của vật nuôi và hành trình gần đây của cún. Hãy lấy mẫu phân hoặc bãi nôn của chúng cung cấp cho bác sĩ thú y uy tín để họ có thể kiểm tra tình trạng bệnh của chó.

Nên cho chó cưng đi khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện và điều trị.
  1.   Nguyên nhân mắc bệnh

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh Parvo ở chó, tuy nhiên sẽ qua hai con đường trực tiếp và gián tiếp. Phân chó bị nhiễm bệnh sẽ có nồng độ virut khá mạnh, một chú chó khỏe mạnh sẽ bị nhiễm bệnh nếu đánh hơi thấy phân của chó nhiễm bệnh. Ngoài ra, virus còn lây truyền gián tiếp thông qua giày dép.

Virus Parvo có thể sống trong đất suốt 12 tháng và có khả năng chống lại hầu hết các sản phẩm làm sạch hoặc tác động của thời tiết. Vì vậy, để làm sạch khu vực bị nhiễm virus bạn hãy thu dọn và loại bỏ những vật liên quan đến bãi nôn và phân của chó bị nhiễm bệnh. Sau đó tẩy rửa bằng dung dịch tẩy gia dụng.

Ngoài ra, bạn cần tiêm phòng cho chó đúng cách, nếu tiêm phòng không đúng hoặc không tiêm có thể ảnh hưởng đến khả năng chống bệnh của chó. Một lưu ý khác là nếu chuồng trại không được vệ sinh sạch sẽ cũng dẫn đến nguyên nhân mắc bệnh truyền nhiễm ở chó.

  1.   Cách điều trị và phương pháp chăm sóc

Không có cách chữa dứt điểm căn bệnh Parvo, tuy nhiên có thể tập trung chữa trị các triệu chứng và ngăn ngừa nhiễm khuẩn thứ phát. Tăng cường và hỗ trợ hệ thống là chìa khóa để phục hồi sức khỏe của vật nuôi, trong đó cung cấp nước và nguồn dinh dưỡng là điều quan trọng trong việc duy trì cơ thể, chống lại sự mất nước sau quá trình bị tiêu chảy. Một số loại thuốc có thể được sử dụng để giảm buồn nôn, kháng sinh giúp tăng tỉ lệ sống sót cho chó đến 70%, nhưng nếu mất nước quá nhiều sẽ khiến chó tử vong rất nhanh. 

Ngay sau khi chú chó của bạn đã hồi phục, cần phải có sự chăm sóc đặc biệt do hệ miễn dịch của chó vẫn còn yếu, sẽ dễ mắc các bệnh khác. Hãy thử tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm ra phương pháp tăng hệ miễn dịch cho chó và giúp chó tránh khỏi những nguy cơ có thể nhiễm bệnh. Lưu ý chế độ ăn uống dễ tiêu hóa giúp chó phục hồi sức khỏe nhanh chóng.

Đội ngũ bác sĩ thú y giỏi của phòng khám thú y THI THI sẽ giúp bạn chăm sóc thú cưng hiệu quả.

Bạn cần cách ly chó của bạn trong một khoảng thời gian và nhắc nhở những người nuôi chó khác về việc kiểm tra sức khỏe vật nuôi. Rửa tất cả các đồ vật mà chó của bạn sử dụng (chén ăn, đồ chơi…) bằng chất tẩy rửa. Có thể chó của bạn đã hồi phục sau căn bệnh nhưng không đồng nghĩa vật nuôi của bạn sẽ miễn nhiễm hoàn toàn với loại virus này.

Lưu ý: Chó của bạn có thể sẽ tái nhiễm bệnh bởi những chú chó khác trong ít nhất 2 tháng sau khi hồi phục.

Nếu bạn nghi ngờ chó mắc bệnh hãy đưa cún của mình đến ngay phòng khám thú y gần nhất để được các bác sĩ thú y thăm khám và chữa trị nhé.

Địa chỉ phòng khám thú y tại Thi Thi Pet

Bệnh viện thú y ThiThi pet clinic chúng tôi thành lập từ tháng 2 năm 2012 với hệ thống trang thiết bị đầy đủ và hiện đại, luôn đi đầu tại Việt Nam. Thi Thi Pet luôn chú trọng trong việc sử dụng và nhập khẩu các phương pháp điều trị cũng như thuốc điều trị bệnh trên thú y tiên tiến nhất. Sở hữu hệ thống phòng khám sạch sẽ, có phòng cách ly bệnh truyền nhiễm, phòng xét nghiệm riêng biệt, đội ngũ bác sĩ thú y giỏi chuyên môn, yêu động vật và giàu kinh nghiệm được đào tạo chuyên sâu tại đại học nông lâm TP HCM. Chúng tôi cam kết sẽ đem lại dịch vụ khám chữa bệnh thú cưng với giá thành và chất lượng tốt nhất khi bạn tin tưởng đưa thú cưng của mình đến với chúng tôi.

Khi cần chăm sóc thú cưng của bạn đừng quên tới Bệnh Viện Thú Y Thi Thi.

Bệnh viện thú y uy tín tại TP Hồ Chí Minh – ThiThi Pet Clinic

Nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì về tình hình sức khỏe của thú cưng,  đừng chần chừ mà hãy liên hệ ngay đến bệnh viện thú y ThiThi Pet để được đội ngũ bác sĩ thú y tư vấn nhiệt tình nhất nhé. Chúc thú cưng của bạn luôn khỏe mạnh và bình an!

Địa chỉ phòng khám thú ThiThi Pet Clinic

  • Cơ sở 1: Số 62B, Đường Hòa Bình, P.5, Q.11, TP.HCM.
  • Cơ sở 2: 651 Lạc Long Quân, P.10, Q. Tân Bình, TP.HCM.
  • Cơ Sở 3: 96 Bạch Đằng , P.24 , Q. Bình Thạnh, TP. HCM
  • Cơ sở 4: 146 Nguyễn Ảnh Thủ, Trung Chánh, Hóc Môn, TP. HCM.
  • Hotline: 0978899004
  • Email: vovietlinh@gmail.com

Hạnh Nguyễn

Bài viết liên quan

.
.
.
.