Bẹnh dại ở chó mèo là căn bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm cho chúng và tất cả những người tiếp xúc với chó mèo mang bệnh. Hãy trang bị kiến thức thật tốt để bạn có thể dễ dàng nhận biết và có cách phòng tránh kịp thời, giữ an toàn cho bản thân và mọi người.
Nội dung
Bệnh dại là gì?
Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm chung cho người và nhiều loại động vật (chó, mèo…). Bệnh do vi rút có hướng thần kinh gây ra. Đặc điểm của bệnh là vi rút tác động vào hệ thống thần kinh gây rối loạn thần kinh trung ương tạo trạng thái hoảng loạn (điên dại) cho chó, mèo và người.
Nguyên nhân gây ra bệnh dại
Do vi rút dại có trong tự nhiên; các loài động vật hoang dã: cáo, cầy, mèo rừng…. cũng có thể bị bệnh; ở vật nuôi: chó, mèo, trâu, bò, ngựa… đều có thể mắc bệnh dại, song thường gặp nhất là ở chó chiếm 97%, mèo và các động vật khác chiếm 3%.
Con đường xâm nhập để lây bệnh
- Trực tiếp: Virus dại được truyền trực tiếp từ chó, mèo bị bệnh dại sang chó, mèo khỏe mạnh và người qua nước bọt tại vết cắn.
- Gián tiếp: Do chó, mèo bị tổn thương cơ giới tiếp xúc với nước bọt của chó, mèo bị dại. Vi rút không sinh sản ở vết cắn mà theo dây thần kinh về hạch rồi vào thần kinh trung ương. Thời gian ủ bệnh (từ khi bị cắn đến khi phát bệnh) dài hay ngắn phụ thuộc vào vết cắn ở gần hay xa thần kinh trung ương (não bộ – đầu) và loài gia súc; độ nông sâu của vết cắn; số lượng độc lực của vi rút trong nước bọt. Ở chó, mèo phát bệnh thường dưới 1 tháng.
Những triệu chứng khi chó mèo bị bệnh
- Đối với chó: Chó mắc bệnh dại thường xảy ra ở hai thể
– Thể điên cuồng: Chó dại lên cơn dữ dội, hàm trễ, mắt đỏ ngầu, mất thần sắc tạo thành bộ mặt đặc biệt, chảy dãi, xùi bọt mép trắng như xà phòng, không còn cảm giác, đi như điên lao vào mọi người kể cả chủ cắn xé. Chó sợ gió, sợ nước, bỏ nhà đi lung tung có khi hàng chục km, bạ gì ăn đấy, có khi nuốt cả vật lạ, những cơn điên như thể nối tiếp; chó gầy rất nhanh rồi chuyển sang bại liệt và chết.
– Thể bại liệt: Chó thể hiện các trạng thái bất thường: Buồn bã, ngơ ngác, bồn chồn, ăn ít hay bỏ ăn. Sau đó lặng lẽ chui vào xó tối nằm lì – gọi là thể dại “câm” hay thể dại “im lặng”. Vài ngày sau đó chó bị liệt chân, liệt hàm (hàm trễ), lưỡi thè ra, nước dãi chảy tự do và không cắn được, chó gầy sút nhanh, nằm một chỗ rồi chết. Riêng chó con ít khi gặp ở thể dại điên cuồng, phần lớn chó con bị bệnh hay mơn trớn cắn hoặc liếm chân người, buồn bã, rồi chết sau từ 3 – 5 ngày trong trạng thái bại liệt hoàn toàn.
- Đối với mèo:
Mèo ít bị mắc bệnh dại hơn chó. Khi mèo mắc bệnh, thường có biểu hiện núp mình vào chỗ vắng, bóng tối, hay kêu, bồn chồn, không nằm yên một chỗ, khi người chạm vào thì cắn hoặc cào rất mạnh.
Cách phòng chống bệnh dại ở chó mèo
- Người dân nuôi chó, mèo phải khai báo với Trưởng thôn để quản lý chó, mèo nuôi.Thường xuyên xích hoặc nhốt chó trong chuồng nuôi, không được thả rông, để chó cắn người. Khi dắt chó ra nơi công cộng phải có dây xích, rọ mõm và có người dắt;
- Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ chuồng nuôi nhốt chó, mèo; thực hiện tiêm phòng bệnh dại theo quy định 01 lần/năm. Trước khi tiêm phòng, người nuôi chó cần phải đăng ký với trưởng thôn, để triển khai tiêm phòng triệt để; trong khi tiêm phòng đưa chó, mèo đến địa điểm tiêm tập trung, đồng thời bắt giữ chó, mèo để nhân viên thú y thực hiện tiêm phòng được thuận lợi. Sau khi tiêm phòng cần chăm sóc, nuôi dưỡng tốt cho chó, mèo được tiêm.
- Hạn chế nuôi chó thả rông.
- Trường hợp nếu chó cắn người, cần phải đưa người đến cơ quan y tế dự phòng để kiểm tra và tiêm phòng kịp thời, đồng thời nhốt chó lại để theo dõi 15 ngày (chó biết rõ nguồn gốc).
- Trường hợp không biết rõ nguồn gốc của con chó đã cắn người thì phải áp dụng ngay các biện pháp điều trị dự phòng cho người như bị chó dại cắn.
- Để chủ động phòng, chống bệnh dại trên đàn chó, mèo bảo vệ sức khỏe, đảm bảo an toàn tính mạng của nhân dân; các hộ chăn nuôi chó, mèo cần thực hiện tốt “5 không”: Không nuôi chó, mèo khi chưa khai báo với chính quyền địa phương; Không nuôi chó, mèo không được tiêm vắc xin phòng bệnh dại; Không nuôi chó thả rông; Không để chó cắn người; Không nuôi chó, mèo gây ô nhiễm môi trường.
Cách xử lý khi chó mèo có dâu hiệu bị bệnh dại
Khi phát hiện chó, mèo có những biểu hiện bất thường như bỏ ăn hoặc ăn ít, sốt cao, hung dữ khác thường nghi mắc dại cắn người, phải nhốt cách ly để theo dõi, đồng thời báo cáo ngay với Nhân viên Thú y xã, Chính quyền địa phương, Trạm thú y để xác minh và áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch kịp thời.
- Không vận chuyển, giết mổ chó, mèo và các động vật nghi nhiễm dại trong vùng có dịch. Giám sát chặt chẽ bệnh dại trên đàn chó, mèo.
- Tiêu huỷ xác chó, mèo hoặc súc vật nghi chết vì bệnh dại, tiêu độc môi trường chăn nuôi.
- Triển khai tiêm phòng bao vây bằng vắc xin Dại cho toàn bộ đàn chó, mèo ở nơi nghi chó, mèo mắc bệnh Dại.
- Người bị chó, mèo cắn phải đến cơ sở y tế để kiểm tra và tiêm phòng.
Khi cần chăm sóc thú cưng của bạn đừng quên tới Bệnh Viện Thú Y Thi Thi.
Bệnh viện thú y uy tín tại TP Hồ Chí Minh – ThiThi Pet Clinic
Nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì về tình hình sức khỏe của thú cưng, đừng chần chừ mà hãy liên hệ ngay đến bệnh viện thú y ThiThi Pet để được đội ngũ bác sĩ thú y tư vấn nhiệt tình nhất nhé. Chúc thú cưng của bạn luôn khỏe mạnh và bình an!
Địa chỉ phòng khám thú y ThiThi Pet Clinic
- Cơ sở 1: Số 62B, Đường Hòa Bình, P.5, Q.11, TP.HCM.
- Cơ sở 2: 651 Lạc Long Quân, P.10, Q. Tân Bình, TP.HCM.
- Cơ Sở 3: 96 Bạch Đằng , P.24 , Q. Bình Thạnh, TP. HCM
- Cơ sở 4: 146 Nguyễn Ảnh Thủ, Trung Chánh, Hóc Môn, TP. HCM.
- Hotline: 0978899004
- Email: vovietlinh@gmail.com